Ngày 27-7, ông Nguyễn Hải Ninh – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa – đã dành cho Báo Người Lao Động cuộc phỏng vấn riêng về những lợi thế, cơ hội và cả những thách thức khi triển khai thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh này.

.Phóng viên: Thưa ông Nguyễn Hải Ninh, với Nghị quyết của Quốc hội thì tỉnh Khánh Hòa sẽ có những lợi thế, cơ hội gì trong 5 năm đến để giúp tỉnh phát triển mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 theo chỉ đạo của Bộ Chính trị?

– Ông NGUYỄN HẢI NINH, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa: So với 8 tỉnh, thành phố khác trong cả nước đã có Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù thì Nghị quyết 55 của Quốc hội có số lượng cơ chế, chính sách đặc thù nhiều hơn với 11 cơ chế, chính sách, trong đó có 7 cơ chế chính sách tương đồng với các địa phương khác và 4 cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh. Điều này đã tạo ra nhiều thời cơ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Khánh Hòa.

Cụ thể, thứ nhất đã định hình nhiều không gian phát triển mới, như: tách bạch chức năng của khu vực Bắc và Nam Khu Kinh tế Vân Phong; xây dựng Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế; chủ trương kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhất là đối với huyện đảo Trường Sa…

Thứ hai, phát huy mạnh mẽ các tiềm năng, lợi thế riêng có của Khánh Hòa, như: có huyện đảo Trường Sa, có khu căn cứ quân sự Cam Ranh, các cảng biển nước sâu, cao tốc, đường sắt tốc độ cao, tạo khả năng kết nối khu vực và quốc tế; là cửa ngõ hướng biển của khu vực Tây Nguyên.

Thứ ba, tạo cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách cho tỉnh Khánh Hòa thông qua cơ chế phân cấp, ủy quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, như: phân cấp cho UBND tỉnh thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân bay, đầu tư bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; phân cấp cho Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong được thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Thứ tư, bổ sung nguồn vốn đầu tư ng của tỉnh có mục tiêu không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh; được phân bổ thêm 45% số chi tính theo định mức dân số; cơ chế phát hành trái phiếu địa phương, vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp…

Thứ năm, hỗ trợ việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện các kết cấu hạ tầng quan trọng, như đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, sân bay charter tại Khu Kinh tế Vân Phong… tạo nền tảng phát triển trong dài hạn cũng như tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, hướng tới mục tiêu tới năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

.Nghị quyết 55 có nhiều cơ hội cho Khánh Hòa như vậy nhưng theo ông khi triển khai liệu có dễ?

– Để thực hiện Nghị quyết 55 cũng có nhiều khó khăn, thách thức. Đầu tiên là nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng, ý nghĩa của các cơ chế, chính sách đặc thù chưa thật sự đầy đủ, chưa ý thức được thời cơ, vận hội và lợi ích to lớn mà Nghị quyết 55 của Quốc hội mang lại cho sự phát triển của tỉnh nhà. Thứ hai, một bộ phận cán bộ, ng chức chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu chủ động, năng lực chưa thực sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ trong tình hình mới. Thứ ba, ng tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cách thức tổ chức, điều hành giải quyết ng việc của chính quyền các cấp chưa thực sự đổi mới; chưa chú trọng đúng mức ng tác chuyển đổi số.

Thứ tư, ng tác quy hoạch trên địa bàn tỉnh có sự chồng chéo, mâu thuẫn; việc tổ chức thực hiện quy hoạch vẫn là khâu yếu; thiếu tính kết nối giữa chiến lược – quy hoạch – kế hoạch – đầu tư. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh, việc cải cách hành chính của tỉnh còn nhiều hạn chế, thiếu sự tương tác, gắn kết để giải quyết ng việc hiệu quả giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

.Theo ông, tỉnh Khánh Hòa cần phải làm gì? Có những hành động cụ thể gì để thu hút nguồn lực từ quốc tế và trong nước để tận dụng những lợi thế đặc thù nói trên?

– Theo tôi tỉnh Khánh Hòa cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả để không chỉ cán bộ, đảng viên mà cả các tầng lớp nhân dân đều nhận thức sâu sắc và thấy được trách nhiệm, lợi ích của mình trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù, góp phần xây dựng quê hương Khánh Hòa ngày càng giàu đẹp.

ng tác cán bộ cần hết sức chú trọng từ việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến luân chuyển, điều động, bố trí nhân sự phù hợp năng lực, sở trường, từng bước bố trí cán bộ trẻ cho nhiệm kỳ tới. Phương thức lãnh đạo của cấp ủy cần đổi mới về lề lối làm việc, cách thức điều hành của chính quyền các cấp theo hướng đoàn kết, dân chủ, có kỷ cương, kỷ luật trên tinh thần cầu thị, lắng nghe, ng khai, minh bạch; 1 việc phải có 1 cơ quan, 1 người chịu trách nhiệm chính. Cần chú trọng ng tác chuyển đổi số để có tác động lan tỏa, góp phần triển khai nhanh chóng và thực sự có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

ng tác quy hoạch bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, đúng quy định pháp luật, có tầm nhìn dài hạn, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; tăng cường phân cấp kiểm tra, giám sát ng tác quy hoạch. Bên cạnh đó, phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tạo sự đột phá phát triển thông qua việc cải thiện các chỉ số PAPI, PCI, Par Index.

Trước mắt, Khánh Hòa cần khẩn trương xây dựng danh mục bổ sung các dự án đầu tư ng và dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách trong giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 để xác định nhu cầu đầu tư và ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư, thu hút đầu tư hiệu quả khi có thêm các nguồn lực mới. Bên cạnh đó, chủ động triển khai các quy hoạch phân khu và xúc tiến mời gọi các nhà đầu tư chiến lược, nhất là đối với Khu Kinh tế Vân Phong.

Trích nguồn báo Người Lao Động